Email Deliverability part 1: IP và Domain

Như đã hẹn, sau đợt hỗ trợ đồng bào miền Trung tạm ổn, tớ bắt đầu quay lại với series bài viết về Email Deliverability.

Email Deliverability là khả năng hệ thống deliver email tới được Inbox người nhận, giống như kiểu anh shipper chuyển được hàng đến tận tay bạn.

Đây là bài đầu tiên trong tuyến bài, nói về một trong các thành phần cơ bản nhất, và cũng là thành phần quan trọng nhất: Nguồn Gửi.

Mời mọi người đọc & comment & trao đổi thêm.

Nguồn: BigMailer

Một trong các thông tin quan trọng nhất được công cụ Spam filter phía đầu hệ thống email người nhận dùng để đánh giá một email có phải là spam hay không là nguồn gửi, được cấu thành bởi 2 thành tố: địa chỉ IP và tên miền.

Về địa chỉ IP:

  • Hệ thống email đầu nhận kiểm tra điểm tín nhiệm (reputation) của địa chỉ IP dùng để kết nối, chuyển phát thư tới (Sender IP) theo một số thuật toán tương đối phức tạp, kết hợp nhiều tham số khác nhau để tính toán ra một chỉ số chung gọi là SenderScore có điểm số từ 0-100; một số hệ thống sử dụng các thuật toán khác tính toán ra chỉ số SenderBase có giá trị từ -10 đến +10. Một số tham số chính có thể kể đến:
    • Complaints: số lượng thông báo “đây là spam” của người dùng (chỉ số quan trọng nhất – nên cần tìm cách giảm thiểu complaints của người dùng)
    • Spam Traps: một loại dịch vụ đặc biệt của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, chuyên bẫy các loại Spam khác nhau.
    • Message Composition: cách thức thu thập/trộn thông tin tạo ra nội dung thư gửi đi.
    • Volume: số lượng thư gửi đi theo đơn vị thời gian.
    • Blacklists: một loại dịch vụ đặc biệt của các nhà cung cấp dịch vụ Internet chuyên kiểm tra, theo dõi và liệt kê các địa chỉ IP gửi spam (cố tình hoặc có lỗi vô ý) vào danh sách đen.
  • Một số lưu ý cụ thể:
    • Địa chỉ IP cho chuyển phát thư số lượng lớn nên dùng riêng, tránh chia sẻ với các dịch vụ khác. Mỗi địa chỉ IP cần được thiết đặt bản ghi ánh xạ ngược PTR.
    • Các tham số ảnh hưởng chính đến IP reputation như nêu ở trên cần được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo luôn trong ngưỡng giá trị cho phép. VD: Volume nên giữ tương đối cân bằng, không nên tăng đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
    • Tránh thay đổi địa chỉ IP, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp thêm địa chỉ IP mới vào hệ thống chuyển phát thư số lượng lớn, cần thêm vào các hàng đợi phụ, được kiểm soát tốc độ chuyển phát thư, trước khi đưa vào các hàng đợi tốc độ nhanh hơn và cuối cùng vào hàng đợi chính. Hệ thống email phía đầu nhận gọi kỹ thuật này là “email throttling”, chuyên dùng để loại trừ các địa chỉ IP mới, thường được các spammer dùng để phát tán spam.

Về tên miền:

  • Tên miền được đăng ký trên hệ thống DNS toàn cầu, và trong phạm vi, ngữ cảnh về email, thường gắn liền với kỹ thuật “ký tên miền” (signing domain) được sử dụng trong giao thức xác thực tên miền như SPF, DKIM…
  • Điểm tín nhiệm của tên miền (Domain Reputation) được tính toán từ các tham số chính sau:
    • Spam folder placement rate: số email từ tên miền này bị đưa vào Spam folder sau khi Spam filter đánh giá IP reputation và nội dung thư.
    • Inbox placement rate: số email từ tên miền này vào Inbox.
    • Complaint rate: số email từ tên miền này bị người dùng đánh dấu là Spam.
    • “This is not spam” rate: số email từ tên miền này bị đưa vào thư mục Spam (nhóm 1) hoặc từng bị đánh dấu spam (nhóm 3), nhưng sau đó lại được người dùng đánh dấu là Not Spam.
  • Một số lưu ý cụ thể:
    • Cần thiết đặt các bản ghi DNS chuyên dùng cho các giao thức xác thực tên miền như SPF, DKIM, DMARC. Hầu hết các hệ thống email phía đầu nhận đều kiểm tra xác thực xem liệu email nhận được có thực sự được gửi từ tên miền này không. Việc thiết đặt này còn tăng cường điểm tín nhiệm cho tên miền và rộng hơn là thương hiệu của doanh nghiệp, đảm bảo những nguồn gửi không được xác thực sẽ bị Spam filter phía đầu nhận chặn lại.
    • Một số bản ghi DNS cần được thiết đặt bao gồm:

Các thành tố cấu thành nguồn gửi (địa chỉ IP và tên miền) cần được thường xuyên kiểm soát theo thời gian thực, đảm bảo luôn duy trì điểm tín nhiệm tốt nhất. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển phát của cả hệ thống.

Ngoài nguồn gửi, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thư được deliver tới Inbox người nhận (email deliverability). Tuy nhiên hầu hết các yếu tố đó nằm ngoài phạm vi của hệ thống chuyển phát thư số lượng lớn nên sẽ cần được xem xét riêng.

2 thoughts on “Email Deliverability part 1: IP và Domain

Comments are closed.