Nhiều người trong chúng ta sử dụng mô hình ra quyết định đồng thuận (Consensus-based decision making) trong các dự án PMTDNM như Apache’s lazy consensus model, nhưng phần lớn chúng ta thực hiện hay thậm chí đặt thành qui định cuối cùng theo qui trình biểu quyết theo đa số (Majority-based decision making).
Trong mô hình biểu quyết theo đa số, những người bất đồng quan điểm bị gạt sang một bên — nhóm đa số buộc phải đặt nhóm bất đồng thiểu số vào vị trí những kẻ thua trong cuộc biểu quyết. Trong mô hình ra quyết định đồng thuận, trách nhiệm của cả nhóm là luôn lưu tâm đến các mối lo ngại của những người bất đồng quan điểm.
Nhìn chung, các quyết định đồng thuận bắt buộc nhóm phải tập trung dàn xếp một giải pháp tốt nhất có thể. Khi mọi người bị đặt vào vị trí thắng/thua, họ có xu hướng suy nghĩ cứng nhắc vào một hoặc hai đầu, thứ mà chưa chắc đã đại điện cho giải pháp tốt nhất có thể (rất có thể nằm đâu đó ở giữa).
Thông thường, để đạt được sự đồng thuận, chỉ cần làm rõ một số ý hiểu nhầm hoặc thực hiện một số điều chỉnh nhỏ so với đề xuất ban đầu. Tuy nhiên, sự xuất hiện phiếu trắng (-0) , kể cả khi không có phiếu chống (-1) nào, cũng cho thấy, đề xuất ban đầu nên được suy nghĩ thêm. Phiếu trắng từ những người lãnh đạo nhóm càng khuyến khích những người khác cân nhắc khả năng cần phải bổ sung thêm để đề xuất nhận được sự ủng hộ hoàn toàn.
Hiện tại, những dự án, cộng đồng PMTDNM lớn như CentOS, Fedora đã và đang áp dụng mô hình ra quyết định đồng thuận này.